11 Chất Xử Lý Bề Mặt Kim Loại Thường Thấy - Công Nghiệp Hỗ Trợ Việt Nam

Breaking

CÔNG NGHIỆP - PHỤ TRỢ

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2020

11 Chất Xử Lý Bề Mặt Kim Loại Thường Thấy

 

Xử lý bề mặt kim loại là phương pháp giúp cải thiện tính thẩm mỹ, đồng thời ngăn chặn tình trạng ăn mòn kim loại. Tùy vào đặc tính của kim loại cũng như mức độ hoen gỉ, bám bẩn,... của kim loại mà chúng ta cần đưa ra giải pháp xử lý sao cho phù hợp. Hiện nay, hóa chất xử lý bề mặt kim loại đang được nhiều người lựa chọn sử dụng vì nó không chỉ hiệu quả mà còn dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian.


Dưới đây là 11 chất xử lý bề mặt kim loại thường được thấy.

Hóa chất tẩy dầu kiềm

Hóa chất tẩy dầu kiềm là hóa chất có tính kiềm nhẹ, trung bình hoặc mạnh. Loại hóa chất này có thể tồn tại dưới dạng nước hoặc bột, được dùng cho các kim loại nền như kẽm, đồng, thép, sắt, nhôm,...

Hóa chất tẩy dầu axit

Có rất nhiều hóa chất có thể sử dụng để xử lý bề mặt kim loại

Chất xử lý bề mặt kim loại thứ 2 mà tôi muốn giới thiệu với bạn là hóa chất tẩy dầu axit. Chất này thường được sản xuất ở dạng nước, được dùng để tẩy dầu mỡ trên kim loại nền.

Chỉ cần nhúng chi tiết, vật dụng vào hóa chất trong 20 - 30 phút, dầu mỡ sẽ được loại bỏ hoàn toàn. Đặc biệt, hóa chất tẩy dầu axit không hề làm ảnh hưởng đến lớp kẽm.

Dầu chống gỉ sét

Dầu chống gỉ sét là một loại chất xử lý bề mặt kim loại có khả năng tạo một màng mỏng trên bề mặt chi tiết, giúp chống lại sự ăn mòn kim loại trong khoảng thời gian dài từ 6 đến 12 tháng.

Hóa chất tẩy dầu nhôm

Loại hóa chất xử lý bề mặt kim loại này được dùng để tẩy dầu mỡ trên bề mặt nhôm. Đồng thời, nó còn có tác dụng thúc đẩy tái sinh bề mặt cho vật liệu làm từ nhôm.

Phosphat kẽm, mangan, sắt


Phosphat kẽm, mangan, sắt giúp tăng khả năng chống gỉ cho bề mặt kim loại

Phosphat kẽm, mangan, sắt có khả năng tạo một lớp phosphat kẽm, mangan, sắt trên bề mặt kim loại. Lớp phosphat này ổn định trong môi trường không khí nên có khả năng chống gỉ và ăn mòn tốt. Đồng thời, nó cũng tăng độ bám và độ đàn hồi cho lớp mạ.

Thao tác sử dụng vô cùng đơn giản (chỉ cần ngâm hoặc phun) nên loại chất xử lý bề mặt kim loại này thường được dùng làm nền trong sơn tĩnh điện.

Chất xúc tác, tăng tốc

Chất xúc tác là chất có khả năng làm thay đổi tốc độ phản ứng hóa học. Không giống như các chất khác, chất xúc tác không bị tiêu hao trong quá trình phản ứng. 

Có 2 dạng chất xúc tác là chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng và chất xúc tác làm giảm tốc độ phản ứng. Loại được sử dụng để xử lý bề mặt kim loại là chất xúc tác tăng phản ứng. Chất này được dùng để rút ngắn thời gian của quá trình  phosphate hóa.

ZetaCoat – Công nghệ nano

ZetaCoat là chất  xử lý bề mặt kim loại trước khi sơn tĩnh điện thế hệ mới nhất trên thế giới. Chất này có khả năng tạo lớp màng kích thước nano trên bề mặt kim loại, không tạo cặn, không cần gia nhiệt. 

ZetaCoat là chất xử lý bề mặt kim loại thay thế hoàn hảo cho chất  phosphate kẽm, phosphate sắt,... cũ.

Crom

Crom là một hóa chất xử lý bề mặt được sử dụng phổ biến trong xi mạ. Chất này có khả năng thụ động nhuộm vàng crom cho các lớp mạ cadimi, mạ kẽm. Nhờ đó, các lớp mạ này sẽ có màu vàng bắt mắt, sáng bóng và chịu ăn mòn tốt.

Axit sunfuric

Kim loại cần được xử lý bề mặt để tăng khả năng chống ăn mòn, chống gỉ

Axit sunfuric là dung dịch trong suốt, không màu, dễ hòa tan trong nước và thường được sử dụng để tẩy gỉ sét trong quá trình xử lý bề mặt kim loại.

Hóa chất bịt lỗ nhôm, kẽm

Đúng như tên gọi, loại chất xử lý bề mặt kim loại này được dùng để phủ lên bề mặt chi tiết mạ nhôm, kẽm sau khi đã được thụ động hóa giúp lấp các lỗ trống, qua đó tăng khả năng chống ăn mòn.

Keo dầu

Keo dầu được làm từ những nguyên liệu cao cấp tinh luyện, phẩm chất tốt, có tính bền cao. Để sử dụng, bạn cần pha keo dầu với xăng rồi phun, ngâm hoặc quét lên vật dụng, chi tiết. Khi đó hóa chất sẽ tạo một lớp màng giúp bảo vệ bề mặt kim loại đồng, kẽm, sắt, nhôm, chống oxy hóa.

Trên thị trường Việt Nam, bạn có thể tìm thấy 2 loại keo dầu gồm:

  • Keo bóng: tạo lớp keo bóng, trong suốt trên bề mặt lớp mạ 

  • Keo mờ: tạo lớp keo mờ trên bề mặt lớp mạ 

Cả 2 loại đều có khả năng tăng cường tính chống ăn mòn của lớp mạ.

Trên đây là đôi điều cần biết về 11 chất xử lý bề mặt kim loại thường được sử dụng. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên truy cập vào https://smartsheetmetal.com.vn/ để đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác về lĩnh vực cơ khí nhé.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét