Khi được định hình trong khuôn, việc quan trọng tiếp theo là đẩy sản phẩm ra khỏi lòng khuôn. Sẽ có nhiều phương pháp lấy sản phẩm nhựa ép ra khỏi khuôn, đảm bảo dễ dàng và tối ưu cho quy trình ép nhựa hoàn chỉnh.
Tại sao cần có công đoạn lấy sản phẩm ra khỏi khuôn?
Khi nhựa lỏng được phun vào trong lòng khuôn và làm nguội, sản phẩm được hình thành trong lòng khuôn sẽ cần được lấy ra. Sau khi khuôn mở ra, sản phẩm sẽ bị dính lại trên khuôn do tác động của lực hút chân không và tính chất co rút của nguyên liệu nhựa.
Ở những thiết kế khuôn thông thường, sản phẩm sẽ được thiết kế để dính trên tấm khuôn di động, giúp lấy sản phẩm ra khỏi khuôn thuận tiện hơn. Tuy nhiên, sẽ có một số ít sản phẩm sẽ sẽ bị dính trên phần khuôn cố định. Sản phẩm nhựa ép cần được đưa ra khỏi khuôn để tạo khuôn rỗng cho chu kỳ tiếp theo vận hành.
Sẽ có nhiều phương pháp để lấy sản phẩm nhựa ép ra khỏi khuôn. Việc lựa chọn phương pháp nào còn tùy thuộc vào hình dạng của sản phẩm và yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế khuôn mẫu.Tùy từng sản phẩm và từng loại khuôn thì kỹ thuật viên sẽ đưa ra phương án phù hợp.
Các phương pháp lấy sản phẩm nhựa ép ra khỏi khuôn
Phương pháp thủ công lấy bằng tay
Phương pháp thủ công chỉ nên áp dụng cho những khuôn có kết cấu đơn giản và số lượng nhỏ lẻ. Thường những đơn vị sản xuất kinh doanh nhỏ sẽ sử dụng phương pháp thủ công nhiều để do không có nhiều công nghệ tiên tiến trong quá trình sản xuất. Và phương pháp thủ công không mang lại hiệu quả kinh tế cũng như hiệu suất cao.
Khi khuôn mở ra, nhân viên đứng máy sẽ mở cửa bảo vệ, sau đó sử dụng tay hoặc công cụ hỗ trợ để lấy sản phẩm ra ngoài. Một vài trường hợp đặc biệt khi sản phẩm quá lớn, các phương pháp khác đều bất khả thi thì lấy bằng tay là lựa chọn bắt buộc.
Phương pháp lấy/đẩy sản phẩm bằng ty đẩy
Xét về tính phổ biến, đây là phương pháp được ứng dụng nhiều nhất cho các thiết kế khuôn ép nhựa. Về cơ bản, người ta bố trí một hoặc nhiều hệ thống ty đẩy để giúp đẩy sản phẩm ra khỏi lòng khuôn. Hệ thống này gồm nhiều chi tiết: tấm kẹp kin, lò xo hồi, chốt dẫn hướng…
Phương pháp này giúp cho quá trình lấy sản phẩm ra khỏi khuôn dễ dàng hơn, tiết kiệm được sức lao động trực tiếp của con người để tăng hiệu quả sản xuất. Linh kiện để lắp ráp hệ thống ty đẩy lấy sản phẩm cũng dễ dàng tìm mua và giá thành hợp lý.
Cần chú ý một vài điểm khi áp dụng phương pháp này. Việc bố trí nhiều hệ thống ty đẩy sẽ khiến chiều dài tổng thể và trọng lượng khuôn nhựa tăng lên. Khi lấy sản phẩm bằng ty đẩy sẽ để lại dấu pin trên sản phẩm, làm cho sản phẩm không đạt yêu cầu thẩm mỹ. Xét trong thời gian lâu dài, có thể ảnh hưởng tới chất lượng khuôn, gây ra lỗi bavia ngay vị trí đẩy pin.
Tìm hiểu thêm >> Khuyết tật lỗi thiếu nhiên liệu và bavia
Phương pháp lấy sản phẩm bằng đẩy tấm
Đối với những sản phẩm có cấu tạo thành mỏng hình trụ hoặc hình hộp chữ nhật thì việc áp dụng phương pháp lấy bằng ty đẩy sẽ không an toàn. Khi đó, người ta áp dụng phương pháp đẩy tấm để lấy sản phẩm ra khỏi khuôn.
Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là cả tấm khuôn sẽ được đẩy ra, tác động áp lực đồng bộ lên thành sản phẩm theo hướng đẩy ra khỏi lòng khuôn. Ưu điểm của phương pháp này là sản phẩm đạt độ thẩm mỹ cao do không để lại dấu vết ty đẩy. Tuy nhiên, việc chế tạo khuôn đẩy tấm yêu cầu độ chính xác cũng như chất liệu chế tạo phải đạt chuẩn để đảm bảo tuổi thọ khuôn
Phương pháp lấy sản phẩm bằng hơi
Phương pháp này sử dụng áp suất nén của không khí để đẩy sản phẩm ra khỏi lòng khuôn. Phương pháp này không phổ biến vì đặc thù chỉ áp dụng cho những sản phẩm có bề mặt kín và rộng như thau hay xô.
Ưu điểm của phương pháp lấy sản phẩm bằng hơi là kết cấu khuôn khá đơn giản, gọn nhẹ. Ngoài ra, dấu vết đẩy sản phẩm cũng không quá thô, vẫn đảm bảo được yêu cầu thẩm mỹ Nhược điểm của phương pháp này là không áp dụng được cho những sản phẩm nhỏ hay bề mặt hở nhiều. Khi thực hiện bắt buộc nhà xưởng phải có bình khí.
Phương pháp lấy sản phẩm bằng robot
Ví dụ minh họa cánh tay robot |
Phương pháp này chính là áp dụng công nghệ tự động hóa vào quy trình sản xuất. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này chính là quá trình tự động hóa cao, do đó năng suất lớn và giảm chi phí nhân công. Tuy nhiên, chi phí ban đầu mà doanh nghiệp phải đầu tư không nhỏ, cũng như nhân công vận hành máy robot phải được đào tạo bài bản, có chuyên môn cao mới có thể vận hành đảm bảo chất lượng.
Trong thực tế, hầu hết các sản phẩm phải nhờ đến hệ thống ty lói để đẩy sản phẩm ra một khoảng cách nhất định trước khi được robot gắp ra ngoài. Một số sản phẩm có thể gắp trực tiếp nhưng cần đảm bảo sản phẩm không bị dính quá chặt trên khuôn.
Kết luận
Trên đây là tổng hợp các phương pháp lấy sản phẩm nhựa ép ra khỏi khuôn. Những phương pháp hiện đại ngày càng được cải tiến sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động cũng như tối ưu thời gian sản xuất.
Tin liên quan
Chế tạo khuôn mẫu ép nhựa chất lượng, giá tốt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét