Thông số máy ép nhựa chính là các chỉ số đi kèm của một loại máy ép nhựa cụ thể. Nhà sản xuất sẽ đưa ra thông số dựa trên các dữ liệu về kích thước, áp lực, khả năng gia công và các tính năng của máy đó. Mục đích giúp cho người sử dụng máy nắm được thông tin liên quan đến sản phẩm, thuận tiện trong quá trình vận hành, bảo hành hay sửa chữa.
Dữ liệu máy ép nhựa
Vậy dữ liệu máy ép nhựa gồm có gì, chúng liên quan ra sao tới thông số của máy ép nhựa?
Dữ liệu máy ép nhựa là các thông số hiển thị trên màn hình cài đặt của máy ép nhựa. Đây là một dạng chương trình số hóa, người vận hành lập trình sẵn trên máy. Chúng ta có thể chuyển chương trình đó sang một máy khác có cùng hệ ngôn ngữ lập trình.
Dữ liệu máy bao gồm các thông số như áp suất, tốc độ phun, nhiệt độ dòng chảy hay thời gian hoàn thành một chu kỳ…
Mỗi một dòng sản phẩm máy ép nhựa sẽ được lập trình một chương trình riêng theo ngôn ngữ cài đặt của máy.
Khi tiến hành thử nghiệm để sản xuất một sản phẩm, kỹ thuật viên sẽ cần lập trình một chương trình cho sản phẩm đó, nhằm thu được một sản phẩm phù hợp nhất vào lần chạy đầu tiên. Như vậy tới các lần chạy sau, chương trình sẽ được sử dụng trở lại mà không cần thiết lập lại thông số máy trên cùng một máy đó.
Những thông số máy ép nhựa mà kỹ thuật viên cần biết
Lực ép khuôn lớn nhất- Max Clamping Force
Đây là lực ép khuôn, là áp lực được tạo ra khi phần kẹp khuôn di động tác động lên tấm kẹp khuôn cố định trong giai đoạn đóng khuôn.
Lực ép khuôn lớn nhất là thông số quan trọng nhất trong các thông số máy ép nhựa, có đơn vị KN. Người ta thường lấy thông số này làm tên gọi cho máy ép.
Khoảng mở khuôn lớn nhất- Daylight Opening
Đây là khoảng cách tối đa khả dụng, được tính từ mặt kẹp khuôn phần cố định sang mặt kẹp khuôn di động khi mở khuôn hoàn toàn. Khoảng cách này sẽ tùy theo độ dày của tấm cách nhiệt mà thay đổi.
Độ dày khuôn nhỏ nhất- Min Mold Thickness
Đây là thông số được tính chiều dày tối thiểu từ mặt trên tấm kẹp khuôn cố định đến mặt dưới tấm kẹp khuôn di động. Khi thiết kế khuôn, cần căn chỉnh cho độ dày tối thiểu của khuôn phải bằng hoặc lớn hơn thông số này, mới có thể đảm bảo các yêu cầu của kỹ thuật ép nhựa để quy trình ép trơn tru.
Kích thước khuôn nhỏ nhất- Mold size Min
Gồm kích thước chiều rộng và kích thước chiều cao tối thiểu cho phép của khuôn
Kích thước khuôn lớn nhất- Mold Size Max
Bao gồm kích thước chiều rộng và kích thước chiều cao tối đa cho phép của khuôn
Áp lực phun- Ejection Pressure
Sự ổn định kích thước và cơ tính của sản phẩm sẽ phụ thuộc nhiều vào áp lực phun. Trong đấy sẽ bao gồm áp lực nén và áp lực duy trì.
Khoảng lói pin tối đa
Là khoảng nhô ra lớn nhất của trục lói so với bề mặt kẹp ở phía di động
Đường kính lỗ định vị khuôn
Lỗ định vị dùng để lắp với vòng định vị trên khuôn, nhằm xác định chính xác vị trí của đầu vòi phun với bạc cuống phun.
Khi nắm được những thông số này, kỹ thuật viên sẽ dễ dàng kiểm soát được quá trình làm việc của máy, cũng như giúp cho việc thiết kế khuôn phù hợp với các thông số, cho ra được sản phẩm ép phun tốt nhất.
Kết luận
Việc nắm rõ được các thông số máy ép nhựa là một điều cần thiết đối với tất cả kỹ thuật viên vận hành. Việc này giúp cho quá trình vận hành máy được trơn tru, tránh xảy ra những sai sót đáng tiếc trong quá trình phun ép nhựa.
Tin liên quan
Tổng hợp các công nghệ chế tạo khuôn mẫu tại Việt Nam
Tìm hiểu kỹ thuật chỉnh máy ép nhựa
Đặc điểm của máy ép nhựa trục đứng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét