Sơn tĩnh điện hiện nay được ứng dụng khá phổ biến trong các vật dụng hàng ngày. Nhưng không phải ai cũng có kiến thức hiểu rõ về nó. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của loại sơn này cũng như ứng dụng của nó trong đời sống hiện nay ra sao.
Tìm hiểu về sơn tĩnh điện và nguyên lý hoạt động của nó
Sơn tĩnh điện là loại sơn được phủ lên bề mặt kim loại dưới dạng bột khô được gia nhiệt hay còn gọi là nhựa nhiệt dẻo. Việc sơn tĩnh điện tạo ra liên kết ion bền vững cho bề mặt chi tiết, giúp cho lớp sơn được bám chắc hơn, lâu bong tróc hơn. Do đó, hiệu quả sử dụng sơn tĩnh điện được cải thiện rõ rệt.
Sơn tĩnh điện thường được dùng để tạo lớp sơn hoàn thiện cứng, do đó được sử dụng cho phủ kim loại như thiết bị gia dụng, các bộ phận của ô tô xe máy…
Thành phần sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện là dạng bột hỗn hợp gồm nhiều nguyên liệu hạt từ hợp chất polyme, chất làm đều màu, bột màu cũng như các chất phụ gia khác. Bột hỗn hợp sẽ được làm nóng chảy dưới nhiệt độ để tạo thành hỗn hợp đồng nhất, sau đó làm nguội và được nghiền thành bột mịn.
Hiện nay trên thị trường phân phối 4 loại bột sơn tĩnh điện phổ biến: bóng, mờ, cát và nhăn, sử dụng cả trong nhà và ngoài trời.
Phân loại sơn tĩnh điện
Dựa vào tính chất:
- Sơn tĩnh điện khô: chủ yếu sử dụng cho kim loại như sắt, thép, inox
- Sơn tĩnh điện ướt: cần sử dụng tới dung môi để làm sơn ngoài cho các chất liệu gỗ, nhựa
Dựa vào chức năng:
- Bột sơn polyeste: là loại sơn tĩnh điện phổ biến nhất bởi độ bền cao và chịu được ánh nắng mặt trời mà không bị bong tróc
- Bột sơn epoxy: sử dụng đối với những chi tiết vật dụng chống va đập, bám dính, xói mòn
- Bột sơn Fluoropolymer: sử dụng cho sơn ngoài trời
- Bột sơn hybrid: sơn tĩnh điện này có chi phí thấp, có thể sử dụng được trên nhiều loại bề mặt vật liệu
Nguyên lý hoạt động của sơn tĩnh điện
Phương pháp phun sơn tĩnh điện cần sử dụng đến súng phun sơn, để tạo ra lớp phủ đồng đều trên bề mặt vật liệu. Sau khi dùng súng bắn sơn lên vật liệu, đem đi nung nóng thì lớp bột sơn sẽ chảy ra, bám vào bề mặt vật liệu để tạo mối liên kết bền vững.
Thiết bị hỗ trợ được sử dụng trong công nghệ sơn tĩnh điện gồm có súng phun sơn và hệ thống dây chuyền tự động. Tùy vào tài nguyên và năng lực mỗi đơn vị mà sẽ trang bị thêm các bộ phận hỗ trợ nâng cao như buồng phun sơn, buồng hấp, buồng sấy, máy nén khí…
Phân tích ưu nhược điểm
Ưu điểm nổi bật
Sơn tĩnh điện là một phương pháp rất phổ biến trong đời sống hiện nay. Cùng điểm danh một vài ưu điểm nổi bật của phương pháp này
- Hiệu quả sử dụng: phương pháp này giúp tiết kiệm được tối đa lượng sơn dư thừa, vì bột sơn dư trong quá trình phun sẽ được thu hồi và tái sử dụng triệt để, do đó không gây ra tình trạng lãng phí sơn
- Đặc tính nổi bật: quy trình sơn có thể được tự động hóa dễ dàng khi áp dụng công nghệ phun sơn tự động, cũng như dễ dàng vệ sinh khi bột sơn bám lên người mà không cần tới dung môi tẩy rửa.
- Chất lượng: lớp sơn tĩnh điện bám rất chắc chắn, lâu bị bong tróc nên tuổi thọ sản phẩm cao, cũng như khó bị ăn mòn bởi các tác nhân hóa học hay thời tiết.
- An toàn với môi trường: do không cần sử dụng tới dung môi hay hợp chất hữu cơ nên sơn tĩnh điện không gây hại tới môi trường
Nhược điểm hạn chế
- Dễ bị trộn lẫn màu sắc: do các hạt bột sơn thừa sẽ được thu gom lại và tái sử dụng, dẫn đến tỉ lệ phát sinh trộn lẫn các bột màu với nhau, gây ra hậu quả kết hợp màu thiếu chính xác.
- Chi phí đầu tư cao: để đầu tư hệ thống phun sơn tĩnh điện, doanh nghiệp cần bỏ chi phí đầu tư trang thiết bị, hệ thống khá tốn kém lúc ban đầu. Ngoài ra, chi phí thuê nhân sự để vận hành quy trình phun sơn cũng sẽ cao hơn do yêu cầu về đặc tính vận hành, doanh nghiệp thường sẽ phải mất chi phí đào tạo nếu không có đủ nguồn nhân lực đầu vào.
Ứng dụng của sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện hiện nay được ứng dụng rất rộng rãi, có thể kể đến trong lĩnh vực sản xuất vật phẩm gia dụng và các máy móc thiết bị công nghiệp.
Sơn tĩnh điện được ứng dụng cao trong ngành nhôm kính, nhờ độ bền màu cao giúp cho công trình nhôm kính giữ được tính thẩm mỹ. Hiện nay, hầu như các loại nhôm đều phù hợp với phương pháp này. Ngoài ra, sơn tĩnh điện còn được sử dụng trong nhiều ngành nghề khác:
- Ứng dụng sơn các vật tư bằng kim loại: kệ sắt thép, hàng rào, khung cửa, cổng nhôm…
- Ứng dụng trong dây chuyền công nghệ sản xuất ô tô, xe máy: phun sơn khung xe, các bộ phận nội ngoại thất
- Ứng dụng trong các thiết bị gia dụng: sơn tĩnh điện lớp vỏ của các thiết bị gia dụng nhue tủ lạnh, máy giặt, điều hòa không khí…
- Ứng dụng trong kiến trúc nhà ở: khung sơn tĩnh điện hàng rào, vật dụng trang trí nội thất…
- Ứng dụng trong các sản phẩm hàng ngày.
Tìm hiểu thêm>>
Dịch vụ sơn tĩnh điện trên inox
Ưu điểm vượt trội của vỏ sơn tĩnh điện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét